44CNSH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Dành cho ai quan tâm đến Chính trị

Go down

Dành cho ai quan tâm đến Chính trị Empty Dành cho ai quan tâm đến Chính trị

Bài gửi by G7 Mon Oct 15, 2007 3:07 pm

Vừa đọc + nghe tin Trung quốc chuẩn bị đổi tên Đảng +thay đổi đường lối. Mọi người xem thử


Trích:




Những Thay Ðổi Của Trung Quốc Sẽ Ảnh Hưởng Ra Sao Ðối Với Việt Nam ?


Ðảng CS Trung Quốc vừa bẻ cua một cách ngoạn mục, vừa về mặt ý thức hệ lẫn nhân sự lãnh đạo. Những sự thay đổi này ảnh hưởng ra sao đối với đảng CSVN trong những ngày tháng sắp tới : liệu rằng đảng CSVN có đi theo con đường của đàn anh phương bắc không ? Nếu đảng CSVN thay đổi nền tảng ý thức hệ như đảng CSTQ, thì điều này sẽ ảnh hưởng ra sao đối với khung cảnh chính trị Việt Nam và đối với công cuộc đấu tranh cho dân chủ của người Việt Nam ?

Dẫn Nhập

Ðại Hội lần thứ 16 của đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhóm họp từ ngày 8 đến 14 tháng 11 năm 2002. Ðại hội này đã đưa đến một số thay đổi khá lớn trong nội tình đảng Cộng sản Trung Quốc.

1_Thứ nhất là thế hệ lãnh đạo thứ ba, cầm quyền trong 13 năm qua (1989 - 2002) gồm Giang Trạch Dân (Tổng Bí Thư); Lý Bằng (Chủ tịch Quốc Hội); Chu Dung Cơ (Thủ Tướng); Lý Thụy Hoàng (chủ tịch Hội Nghị Hiệp Thương, một loại Mặt Trận Tổ Quốc của Cộng Sản Việt Nam) đã chính thức từ nhiệm mọi trách vụ trong đảng, quốc hội và nhà nước. Nói cách khác, thế hệ lãnh đạo của giai đoạn cải cách đầy sóng gió sau biến cố Thiên An Môn nhưng cũng đồng thời tạo được những bước nhảy vọt về phát triển kinh tế của Trung Quốc trong 15 năm qua, đã trở thành loại "thái thượng hoàng" trong bóng tối.

Thật ra thì Lý Thụy Hoàng chưa ở tuổi phải về hưu vì mới có 68 tuổi; nhưng do quá trình vận động chống lại việc họ Giang muốn ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa và là đồng minh với Hồ Thạch, cựu ủy viên thường vụ bộ chính trị, cựu chủ tịch quốc hội một đối thủ chính trị của họ Giang và đã bị họ Giang truất phế năm 1997, nên Lý Thụy Hoàng đã bị họ Giang ép rút lui. Chính vì thế mà 9 nhân sự lãnh đạo trong Ủy Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị của nhiệm kỳ vừa rồi, chỉ còn một mình Hồ Cẩm Ðào được lưu nhiệm, còn bao nhiều thì đã phải về hưu. Ðây là áp lực của họ Giang khi dùng vấn đề lưu nhiệm ghế tổng bí thư của mình thêm một nhiệm kỳ để mặc cả sự ra đi của các ủy viên nói trên.

1_Thứ hai là thế hệ lãnh đạo thứ tư, đa số ở tuổi 60 và hầu hết là thành phần trí thức, không một ai có lý lịch bần cố nông hay công nhân nhà máy. Sự xuất hiện của giai cấp lãnh đạo không thuộc thành phần lao động như Nội quy của đảng từng quy định trước đây, cho thấy là Bắc Kinh đang chọn lựa những nhân sự lãnh đạo mang tính "thực tiễn" đúng theo di chúc của họ Ðặng. 9 nhân vật cầm chịch quyền lực của Trung Quốc trong Ủy ban thường vụ bộ chính trị gồm:

°- Hồ Cẩm Ðào, 59 tuổi tốt nghiệp đại học Thanh Hoa, kỷ sư Thủy điện (tân Tổng bí thư đảng sẽ là chủ tịch nước vào năm 2003). Hồ Cẩm Ðào là nhân vật được Ðặng Tiểu Bình chọn làm người kế vị họ Giang lúc họ Ðặng còn sống vào đầu năm 1997. °-Ngô Bang Quốc, 61 tuổi, tốt nghiệp đại học Thanh Hoa, kỹ sư điện tử (sẽ là Chủ tịch quốc hội vào năm 2003). °- Ôn Gia Ngọc, 60 tuổi, tốt nghiệp Học Viện Ðịa Chất Bắc Kinh, kỹ sư địa chất (sẽ là Thủ tướng vào năm 2003). °-Giả Khánh Linh, 62 tuổi tốt nghiệp đại học công nghiệp Hà Bắc, kỹ sư cơ khí (sẽ là chủ tịch Hội nghị hiệp thương vào năm 2003). °-Tăng Ứng Hồng, 63 tuổi tốt nghiệp Học viện công nghiệp Bắc Kinh, kỹ sư cơ học (Trưởng ban tổ chức Trung ương đảng). Nhân vật này được coi là cánh tay mặt của Giang Trạch Dân. °- Hoàng Cúc, 64 tuổi tốt nghiệp đại học Thanh Hoa, kỹ sư cơ khí (Bí thư Thượng Hải). Nhân vật này được họ Giang tin dùng và tiến cử vào Bộ Chính Trị. °-Ngô Quang Chính, 64 tuổi tốt nghiệp đại học Thanh Hoa, kỹ sư Hóa Học (hiện là bí thư Tỉnh ủy Sơn Ðông). °-Lý Trường Xuân, 58 tuổi tốt nghiệp đại học Harbin của Tỉnh Hắc Long Giang, kỹ sư Ðiện (hiện là Bí thư tỉnh ủy Hà Nam). °- La Cán, 67 tuổi tốt nghiệp đại học (hiện là trưởng ban nội chính trung ương trực tiếp chỉ đạo các ngành tư pháp, kiểm sát và công an. Nhân vật này được coi là người của Lý Bằng đưa vào Bộ Chính Trị).

Dư luận cho rằng 9 nhân vật lãnh đạo mới nói trên cũng chỉ là "bù nhìn" hay nói rõ hơn là "tay sai" của họ Giang trong vài năm trước mặt, vì đa số đã chịu ơn tiến cử của họ Giang để nắm giữ vị trí hiện nay. Trong số này, Tăng Ứng Hồng được coi là nhân vật sẽ được họ Giang sử dụng nhằm truyền đạt và thực hiện một số ý đồ cải cách của mình đến Ủy Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị. Ngoài những thành phần lãnh đạo tối cao này, họ Giang cũng đã nhúng tay vào việc đào tạo và sắp xếp một ê - kíp lãnh đạo tương đối trẻ và có khả năng về kinh tế mà người ta gọi là đội ngũ lãnh đạo trừ bị được sửa soạn cho những năm tới như Ngô Nghị (nữ cán bộ sẽ giữ ghế Bộ Trưởng Ngoại Giao thay Tiền Kỳ Sâm), Vương Lạc Tuyền, Trần Lương Vũ...

1_Thứ ba là lãnh đạo Bắc Kinh muốn thoát xác từ một đảng vô sản chuyên chính thành một chính đảng trong quần chúng, với sự mở rộng việc tham gia của nhiều thành phần trong xã hội. Mục tiêu của Bắc Kinh là để giữ vững quyền lực cai trị của đảng trong tiến trình đẩy mạnh cải cách kinh tế và xã hội theo hướng thị trường tự do. Chỉ có con đường thoát xác này, mới cho phép đảng Cộng Sản Trung Quốc tồn tại và dung nạp được nhiều thành phần tham gia vào tiến trình cải cách kinh tế, theo đúng lý luận "thực tiễn" của họ Ðặng là "mèo xanh mèo đỏ, mèo nào cũng được miễn bắt được chuột là tốt".

Mặc dù muốn thoát xác theo con đường tư bản, để thích ứng với các biến chuyển của tình hình thế giới và nhất là có thể sống còn trong sự cạnh tranh gay gắt khi tham gia WTO, đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn muốn giữ độc quyền chính trị nên đã cố bám víu vào lá bùa của chủ nghĩa Mác - Lênin. Ðây là sự mâu thuẫn trong lý luận nhưng Bắc Kinh đã không thể có một chọn lựa nào khác, vì thế mà họ Giang đã phải chế ra tư tưởng "tam đại biểu" làm lá chắn trước khi đưa ra những thay đổi nền tảng về tư tưởng mà bài viết này sẽ phân tích bên dưới.

G7
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Dành cho ai quan tâm đến Chính trị Empty Dành cho những ai quan tâm đến chính trị

Bài gửi by AKA47 Mon Oct 15, 2007 3:11 pm

Những Thay Ðổi Cơ Bản Của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc

Ðại hội lần thứ 16 của đảng Cộng Sản Trung Quốc đánh dấu một sự chuyển hướng quan trọng về tư tưởng và đường lối hoạt động của đảng Cộng sản trong 80 năm thành lập tại Hoa Lục. Sự chuyển hướng này được biểu hiện trên một số những điều trong bản Nội Quy của Ðảng đã được tu chính và hơn hai ngàn đại biểu đã biểu quyết chấp thuận hôm 14 tháng 11 như sau :

3_Thứ nhất, về nền tảng của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trong Nội Quy cũ đã viết "đảng là đội tiền phong của giai cấp lao động". Trong Nội Quy tu chính đã sửa là #0_"đảng là đội tiền phong của giai cấp lao động, đồng thời là đội tiền phong của dân tộc Trung Hoa và của nhân dân Trung Quốc".

Vì Bắc Kinh vẫn còn giữ tên đảng là Cộng Sản để tiếp tục giữ quyền lực nên đã phải duy trì dòng chữ "đảng là đội tiền phong của giai cấp lao động". Trong thực tế như Giang Trạch Dân đã nói trong bài diễn văn khai mạc đại hội vào ngày 8 tháng 11, đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ phải trở thành một đảng của đại chúng, tức đại diện cho nhiều thành phần khác nhau trong xã hội. Hơn thế nữa, tham vọng của Bắc Kinh khi tu chính: "đảng là đội tiền phong của dân tộc Trung Hoa", tức đảng Cộng sản Trung Quốc muốn ăn trùm lên cả khối người Hoa ở hải ngoại và tại Ðài Loan.

Khi tu chính điều này, Bắc Kinh không chỉ muốn biến thái vai trò đại diện của đảng từ giai cấp lao động sang mọi thành phần dân chúng mà còn muốn đứng lên trên đại khối dân tộc Trung Hoa. Ðây là tham vọng rất lớn của giới lãnh đạo Bắc Kinh trong việc lột xác vai trò của đảng Cộng Sản Trung quốc hiện nay. Chính vì suy nghĩ như vậy, nên một trong quan niệm "ba đại biểu" mà họ Giang đưa ra, có ghi rõ đảng Cộng Sản Trung Quốc là đại biểu sự phúc lợi của toàn thể dân tộc Trung Hoa. Sự thay đổi này cho thấy là Bắc Kinh đang muốn từng bước lột xác để trở thành một loại chính đảng như Quốc Dân Ðảng, Dân Chủ Ðảng ở các quốc gia Tây Phương. Khi đã đạt được những bước thay đổi căn bản, Bắc Kinh sẽ tuyên bố thay đổi tên đảng và đưa "ba đại biểu" làm nền tảng tư tương quan trọng và sẽ không nhắc đến chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Mao và lý luận của Ðặng Tiểu Bình nữa.

3_Thứ hai, về nền tảng tư tưởng của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trong Nội Quy cũ đã viết "đảng hành động theo kim chỉ nam bao gồm chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Mao Trạch Ðông và lý luận của Ðặng Tiểu Bình". Trong Nội Quy tu chính đã sửa là #0_"đảng hành động theo kim chỉ nam bao gồm chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Mao Trạch Ðông, lý luận của Ðặng Tiểu Bình và tư tưởng trọng yếu của Tam Ðại Biểu".

Mặc dù trong Nội Quy, Bắc Kinh đã không ghi tên của Giang Trạch Dân là tác giả của tư tưởng "Tam Ðại Biểu", ngang hàng với tên của Mao Trạch Ðông và Ðặng Tiểu Bình. Nhưng trong phần dẫn nhập của bản Nội Quy, Bắc Kinh đã bỏ đoạn đề cập đến bản tuyên ngôn cộng sản của Mác, bỏ đoạn nói về cuộc cách mạng vô sản để thay thế vào đó là sự đề cao tên tuổi họ Giang là nhân vật sáng chế ra tư tưởng "tam đại biểu". Như trên đã đề cập, sau khi thoát xác thành một đảng của đại chúng, đảng Cộng sản Trung quốc sẽ bỏ tên cộng sản và sẽ dùng "tam đại biểu" làm cơ sở lý luận như Quốc Dân Ðảng đã lấy "tam dân chủ nghĩa" làm cơ sở tư tưởng. Vì thế, "tam đại biểu" mà họ Giang sáng chế và được đưa vào trong Nội Quy lần này, được coi như là bước chuẩn bị của tiến trình biến thái thành chính đảng của giai cấp tư sản.

3_Thứ ba, về thành phần đảng viên.

Trong Nội Quy cũ đã viết "những người thuộc giai cấp công nhân, nông dân, quân nhân, trí thức và những phần tử cách mạng đều có thể tham gia làm đảng viên của đảng Cộng sản Trung Quốc". Trong Nội Quy tu chính đã sửa là #0_"những người thuộc giai cấp công nhân, nông dân, quân nhân, trí thức và những phần tử tiến bộ trong xã hội đều có thể tham gia làm đảng viên đảng Cộng Sản Trung Quốc".

"Những phần tử cách mạng" là nhóm từ mà các đảng Cộng Sản thường sử dụng để chỉ một thành phần quần chúng mà đảng đã "cải tạo tốt", tức biến đổi thành những con người xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, Bắc Kinh đã loại bỏ nhóm từ này ngay trong Nội Quy của đảng vì nhu cầu cải tạo con người xã hội chủ nghĩa không còn thích hợp nữa. Thay cho nhóm từ mang đầy màu sắc chuyên chính vô sản này, Bắc Kinh đã sáng chế ra nhóm từ mới "những phần tử tiến bộ trong xã hội", để chỉ những thành phần biết thức thời tham gia vào chương trình cải cách kinh tế của đảng và đã thành công. Tức chỉ thành phần tư sản tư doanh đã vươn lên từ năm 1980 khi Ðặng Tiểu Bình đẩy mạnh chương trình cận đại hóa. Thành phần tư sản tư doanh này không chỉ có khả năng làm giàu, mà còn đang giúp đảng giải quyết những bế tắc kinh tế do các xí nghiệp quốc doanh gây ra và đang từng bước tạo một số ảnh hưởng chính trị trong xã hội.

Nếu Bắc Kinh chỉ coi thành phần này là giai cấp làm giàu, thì một lúc nào đó, thành phần này sẽ dùng tiền bạc có được để khuynh loát các hoạt động chống đối chính quyền của quần chúng, trở thành vị trí đối lập với đảng. Ðây là điều Bắc Kinh không muốn. Vì thế mà Bắc Kinh đã phải mở rộng cửa để cho thành phần này gia nhập hầu dùng cơ chế đảng để kềm chế sức phản kháng của giai cấp tư sản tư doanh. Vấn đề đặt ra là Bắc Kinh sẽ khống chế tới đâu và liệu thành phần này khi đã có tiền và có thế lực chính trị trong xã hội, thì sẽ không thể nào luôn luôn chịu sự khuất phục bởi một thiểu số độc tài.

Khảo sát về ba điểm thay đổi của đảng Cộng Sản Trung Quốc vừa qua, điều mà người ta thấy là Bắc Kinh đang cố gắng mở ra thế giới bên ngoài bằng con đường tư bản hóa, với sự "cho phép" hình thành một giai cấp mà suốt 80 năm qua họ coi là giới bóc lột nhân dân : thành phần tư sản.

Trong 6 năm tới đây, thời điểm Bắc Kinh tổ chức Thế Vận Hội Thế Giới vào năm 2008, sẽ là một bước ngoặc quan trọng mang hai ý nghĩa:

°- Một là nếu Bắc Kinh thành công trong việc dung nạp các thành phần vào trong đảng để từng bước lột xác theo con đường tư bản, thì Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc hàng đầu của Á Châu nói riêng và sánh ngang hàng với các quốc gia G7. °- Hai là nếu Bắc Kinh gặp thất bại với sự xung đột ngày một leo thang giữa hai giai cấp tư sản và vô sản ở trong đảng, đồng thời bị những sức ép cải cách của WTO thì Trung Quốc có thể sẽ đối diện với tình trạng rối loạn xã hội do nạn thất nghiệp, phân cực giàu nghèo gây ra, làm đổ vỡ mọi toan tính thoát xác hiện nay của đảng cộng sản.

Hiện nay, đa số dư luận đều bày tỏ sự lạc quan ở các cuộc cải cách của Trung Quốc, chính vì vậy mà Bắc Kinh mới hy vọng là đến năm 2020, Tổng sản lượng quốc gia (GDP) sẽ tăng gấp 4 lần so với GDP hiện nay.

AKA47
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Dành cho ai quan tâm đến Chính trị Empty Dành cho ai quan tâm đến chính trị

Bài gửi by G7 Mon Oct 15, 2007 3:13 pm

Những Ảnh Hưởng Lên Tình Hình Việt Nam

Ðiều hiển nhiên ai cũng thấy rõ là trong vòng 3 năm qua, Trung Quốc đã thu hút số lượng đầu tư từ các quốc gia bên ngoài ngày một nhiều trong khi mức đầu tư tại các quốc gia ASEAN trong đó có Việt Nam lại ngày một suy giảm. Sự kiện này dẫn đến hai giải thích:

1_Thứ nhất, các nhà đầu tư nhìn rõ quyết tâm muốn thay đổi nhanh sang hướng thị trường của giới lãnh đạo Bắc Kinh. Ngoài ra, sự ủng hộ của Hoa Kỳ để Trung Quốc gia nhập vào WTO vào tháng 12 năm ngoái là một thuận lợi rất lớn cho Trung Quốc để chuyển đổi nền kinh tế theo chiếu hướng tư bản hoá. Mặt khác, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã biết nghe khuyến cáo của các định chế quốc tế, tích cực cải tổ xí nghiệp quốc doanh và đẩy mạnh việc nâng đỡ giới tư doanh. Chính sự thay đổi tích cực này đã khiến cho các nhà đầu tư an tâm bỏ tiền ra đầu tư.

1_Thứ hai, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ mới và chưa khai thác nên có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, khiến cho các nhà sản xuất lẫn các công ty buôn bán đều muốn mở rộng giao dịch với Trung Quốc. Nhờ vậy mà đã giúp cho sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giữ một nhịp độ gia tăng liên tục trong hơn 10 năm qua, và người ta đã an tâm coi sự phát triển của Trung Quốc có một sự ổn định cao, đầu tư ít bị rủi ro như những nền kinh tế khác.

Khi kinh tế của Trung Quốc phát triển một cách ổn định đã làm gia tăng lòng tự tin cho giới lãnh đạo Bắc Kinh. Ðiều này sẽ ảnh hưởng ít nhiều lên thái độ và cách ứng xử của Bắc Kinh đối với các nước trong vùng, nhất là Việt Nam. Trong khi đó, Cộng sản Việt Nam kể từ năm 1991 đã quay về coi Trung Quốc là mẫu mực để giữ quyền trong cơn khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội, thì những thay đổi mang tính "lột xác" của Bắc Kinh trong đại hội đảng thứ 16 vừa qua, chắc chắn sẽ ảnh hưởng lên tình hình Việt Nam rất nhiều. Sự ảnh hưởng này có thể nhìn trên bốn lãnh vực như sau:

3_Lãnh vực thứ nhất là về tư tưởng, lý luận:

Ðây là lãnh vực nhìn thấy rõ sự ảnh hưởng của Trung Quốc lên tư duy của giới lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam. Khi Giang Trạch Dân đưa ra chủ thuyết "tam đại biểu" và đề nghị cho thành phần tư sản tư doanh gia nhập làm đảng viên vào giữa năm 2001, thì giữa năm 2001, trong một hội nghị bàn về công tác tư tưởng lý luận, Nông Ðức Mạnh đã chỉ thị ban tư tưởng nên coi lại ý niệm "bóc lột" và tìm ra một số những lý luận mới phù hợp với thời kỳ xuất hiện kinh tế tư bản tư doanh. Tuy chưa đưa một số những điều táo bạo như Trung Quốc, nhưng Cộng sản Việt Nam đã bắt đầu nói đến nhu cầu thay đổi tư duy trong toàn đảng để thích ứng với bối cảnh toàn cầu hóa, cũng như nói đến nhu cầu làm giàu của các đảng viên. Lý do mà Cộng sản Việt Nam chưa có những thay đổi táo bạo như Trung Quốc vì họ còn quan sát các bước thử nghiệm của Bắc Kinh và sợ bị tuộc tay nếu không kiểm soát được những thay đổi.

3_Lãnh vực thứ hai là về kinh tế, đầu tư:

Ðầu tư ngoại quốc đa số chạy vào Trung Quốc vì người ta nhìn thấy rõ hướng "lột xác" của Bắc Kinh, trong khi Cộng sản Việt Nam thì chính sách đầu tư không hấp dẫn mà còn đi ngược lại một số nguyên tắc sơ đẳng trong vấn đề chiêu dụ tư bản. Ðáng lý ra, Việt Nam phải đẩy mạnh tư doanh, hướng về lãnh vực sản xuất để xuất cảng; nhưng họ đã làm ngược lại bằng cách tiếp tục duy trì và bành trướng quốc doanh trong khi liên tục bị thua lỗ; đồng thời chèn ép sự hoạt động của các xí nghiệp tư doanh. Chính sự sai lầm này của Hà Nội, những đầu tư kinh tế của nước ngoài sẽ tập trung đổ vào Trung Quốc, còn đầu tư ở Việt Nam chỉ là những dự án nhỏ hoặc không có bề thế lớn như tại Bắc Kinh.

3_Lãnh vực thứ ba là về xã hội:

Khi Trung Quốc mở cửa và muốn thoát xác theo con đường tư bản thì hàng hóa tiêu thụ sẽ rất nhiều và vô cùng thừa thãi tại Trung Quốc. Những con buôn Trung Quốc với sự cộng tác của các tay tư bản đỏ Hà Nội sẽ mang những hàng hóa Trung Quốc nhập vào Việt Nam với giá rẻ, giết chết những sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Ngoài ra các con buôn Trung Quốc có thể sẽ tạo ra những vụ như mua ốc bươu vàng, móng chân trâu để kích động lòng tham của dân chúng mà giết chết hạ tầng sản xuất của Việt Nam.

3_Lãnh vực thứ tư là về chủ quyền:

Sống bên cạnh một quốc gia không chỉ đông dân mà còn có nền kinh tế phát triển mạnh, thì chắc chắn sẽ bị đe dọa về mặt chủ quyền. Vì ở tư thế yếu cả về kinh tế lẫn sức mạnh quân sự, lại còn dựa vào Trung Quốc như một mẫu mực phải theo để sống còn, đảng Cộng Sản Việt Nam chắc chắn sẽ bị Bắc Kinh khống chế trên nhiều mặt. Tình trạng này sẽ gia tăng khi mà Hà Nội không dám tiếp cận buôn bán với Hoa Kỳ vì lo sợ diễn biến hòa bình. Sự đánh mất chủ quyền trong thời đại toàn cầu hóa không biểu hiện rõ rệt như thời kỳ thuộc địa ở thế kỷ 19, nhưng do bản chất khấu tấu của giới lãnh đạo mà đã dẫn đất nước vào tròng lệ thuộc những nước lớn. Sự kiện lãnh đạo Hà Nội đã chấp nhận nhượng một số phần đất biên giới và lãnh hải cho Bắc Kinh vào năm 1999 đủ cho thấy khía cạnh khống chế của Trung Quốc lên chủ quyền của Việt Nam qua sự yếu kém của giới lãnh đạo Hà Nội hiện nay.

Kết Luận

Sự lột xác của Trung Quốc hiện nay là kết quả của một tiến trình thử nghiệm trong 13 năm đẩy mạnh cải cách kinh tế của họ Giang từ sau biến cố Thiên An Môn vào năm 1989. Sự công nhận tư tưởng "tam đại biểu" và sự cho phép thành phần tư sản tư doanh tham gia đảng cộng sản là một bước ngoặc rất quan trọng để Trung Quốc đi theo con đường tư bản hóa. Tình hình này chắc chắn sẽ có nhiều ảnh hưởng lên Việt Nam và cục diện Á Châu cho đến năm 2008, khi Trung Quốc tổ chức Thế Vận Hội Mùa Hè. Từ đây đến đó tình hình còn nhiều yếu tố phức tạp, nhưng có một điều là lãnh đạo Hà Nội sẽ phải bắt đầu nghiên cứu các bước đi của Trung Quốc hiện nay để bắt chước thay đổi vào năm 2006, trong đại hội đảng lần thứ 12. Chờ xem.

G7
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Dành cho ai quan tâm đến Chính trị Empty Re: Dành cho ai quan tâm đến Chính trị

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết